Chép chú Thủ Lăng Nghiêm là việc làm đòi hỏi sự dụng công rất lớn. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm rõ cách chép chú Lăng Nghiêm. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng để có thể thực hiện công việc biên chép có hiệu quả, mang lại an lạc.
Nguồn gốc chú Lăng Nghiêm
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm thường đọc gọi ngắn gọn là kinh Thủ Lăng Nghiêm hoặc kinh Lăng Nghiêm. Đây là một trong những bộ kinh đồ sộ về cả dung lượng lẫn nội dung. Do đó, không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận tác phẩm này.
Truyền thuyết cho là kinh Lăng Nghiêm do ngài Long Thọ tìm được. Từ đó, kinh được các vua chúa Ấn Độ xem như quốc bảo, không cho mang ra khỏi lãnh thổ. Chư vị Tổ sư đã phải rất khó khăn để mang kinh Lăng Nghiêm mang sang Trung Hoa.
Nội dung chủ đạo của kinh Lăng Nghiêm là triển khai giáo lý về bản tâm và các cảnh giới tu chứng trong thiền định, thông qua con đường loại trừ vọng tâm – cái tâm phân biệt, để làm tỏ ngộ bản thể chơn tâm – cái tâm thanh tịnh, từ đó đi đến giác ngộ.
Đặc biệt, trong kinh có bài thần chú Thủ Lăng Nghiêm, có vai trò thiết lập sự định tâm cho người tu, giải trừ mê lầm, phát triển trí tuệ. Do đó, nếu nắm rõ cách chép chú Lăng Nghiêm, chúng ta sẽ có cơ hội gặt hái được nhiều sự lợi lạc cho quá trình tu tập.
Công đức chép chú Lăng Nghiêm
Trong Phật giáo, tự lực vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu, như Đức Phật đã dạy: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Tuy nhiên trên bước đường tu, người tu sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, thử thách. Do đó, chúng ta vẫn cần sự gia hộ của chư Phật, Bồ Tát, chư Thiên hộ pháp… để củng cố sự kiên định cho bản thân.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bản kinh có ý nghĩa sâu xa trong Phật giáo Đại thừa. Phật tử chí thành học hỏi sẽ gặt hái được những thành tựu quan trọng trong lộ trình học hỏi giáo pháp. Những người đạo lực chưa cao thì nhờ kinh này mà tiêu trừ tội nghiệp, tăng trưởng phước huệ.
Trong đó, đặc biệt là biên chép chú Thủ Lăng Nghiêm. Nếu chúng ta thực hiện công việc này với sự chánh niệm, dù bất cứ lúc nào hay nơi đâu, công đức đều không thể nghĩ bàn. Khi biên chép chú này, chư Thiên, thiện thần, hộ pháp đều ủng hộ và bảo vệ hành giả.
Bởi, chú Lăng Nghiêm là đại định, hàng phục được các hạng tà ma ngoại đạo. Do đó, nắm rõ cách chép chú Lăng Nghiêm giúp hành giả biên chép một cách có hiệu quả, đem lại lợi lạc cho mình và cho người, nhân rộng những giá trị của chánh pháp.
Cách chép chú Lăng Nghiêm hiệu quả
Khi thuyết giảng, thọ trì, đọc tụng, biên chép chú Lăng Nghiêm, hành giả cần giữ tâm trong sáng, an lạc, từ bi… Đồng thời, hãy gác lại những phiền não, toan tính, hận thù… Khi đó, chúng ta mới cảm nhận được công năng mạnh mẽ của thần chú.
Bên cạnh đó, Phật tử cũng cần lưu ý lựa chọn không gian và thời gian phù hợp để tâm hồn được an tĩnh. Với sự an tĩnh ấy, chúng ta sẽ dễ dàng hơn để nhiếp phục những tán loạn và phiền não trong tâm. Đó là yêu cầu cơ bản trong cách chép chú Lăng Nghiêm.
Khi dạy về chú Lăng Nghiêm, chư Tổ ngày xưa có câu: “Thân khẩu ý nghiệp tu thanh tịnh. Tham sân si niệm yếu tảo quang.” Nghĩa là thân khẩu ý cần thanh tịnh và tham sân si cần phải diệt trừ, như vậy mới có thể cảm nhận được những giá trị của thần chú.
Muốn đạt được điều đó, hành giả cần tinh tấn giữ giới, chuyên cần học pháp, nỗ lực hành thiện… để góp phần huyển hóa thân tâm. Những phương pháp này sẽ trở thành nguồn lực to lớn để bổ trợ cho sự thành tựu của việc chép chú Thủ Lăng Nghiêm
Thỉnh sổ chép chú Lăng Nghiêm ở đâu?
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép Chú Lăng Nghiêm do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
_________________________________
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan
# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao