Chép kinh là một hạnh lành, giúp người tu trưởng dưỡng thân tâm. Nhiều Phật tử phát tâm chép kinh báo hiếu mẹ cha, cầu mong những điều tốt lành đến với song thân. Điều đó sẽ càng ý nghĩa hơn nếu chúng ta tạo điều kiện để cha mẹ được tiếp cận và học hỏi giáo pháp.
Đạo hiếu trong giáo lý nhà Phật
Theo kinh điển, một lần nọ Đức Phật đảnh lễ đống xương khô. Khi đại chúng thắc mắc và thưa hỏi, ngài trả lời rằng trong đống xương ấy có thể có cha mẹ nhiều kiếp quá khứ. Từ đó, Đức Thế Tôn dạy về những công đức của cha mẹ đối với con cái, đồng lời hướng dẫn cách để con cái báo ân cha mẹ.
Đức Phật dạy, cha mẹ có 10 công đức gồm: 1) gìn giữ con khi mang thai, 2) khổ đau trong sinh nở, 3) lo lắng trăm bề đến lúc sinh, 4) nuốt đắng nhả ngọt, 5) nhường khô nằm ướt, 6) bú mớm nuôi nấng, 7) tắm rửa săn sóc, 8) thương nhớ không nguôi, 9) quá vì con thậm chí làm ác, 10) thương con trọn đời.
Để đáp đền thâm ân đó, con cái cần báo hiếu cha mẹ trên hai phương diện vật chất và tinh thần. Mỗi người phải nỗ lực báo hiếu cha mẹ bằng tất cả tấm lòng trong mọi tình huống, dù trong lúc khốn đốn khó khăn, vật đổi sao dời, lòng hiếu kính của con cháu đối với cha mẹ trước sau như một.
Hiểu thế nào về việc chép kinh báo hiếu
Chép kinh là một trong những phương pháp tu tập có từ ngàn xưa, nhưng đang dần được phục hồi trong thời đại ngày nay, nhất là đối với giới trẻ. Khi công nghệ kỹ thuật phát triển lên đến đỉnh cao, con người nhận ra rằng mình vẫn rất cần những phút giây sống chậm để tìm về sự bình yên trong cõi lòng.
Mỗi người chép kinh mang theo những ước vọng khác nhau, trong đó chép kinh báo hiếu công ơn cha mẹ là việc làm ý nghĩa được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Điều này giúp các bạn có cơ hội tìm hiểu sâu vào Phật Pháp, hiểu rõ hơn công ơn cha mẹ và cách báo đáp thâm ân qua những lời dạy của Phật.
Như vậy, chép kinh báo hiếu không chỉ cầu mong cho cha mẹ bình an, mà còn chính chúng ta tăng trưởng trí tuệ và đạo đức. Đồng thời, Phật tử nên tạo điều kiện giúp cha mẹ tiếp xúc với kinh điển, thân cận giáo pháp, từ đó phát triển đời sống tinh thần, hướng đến những giá trị tốt đẹp.
Một số điều cần làm khi chép kinh báo hiếu
Chép kinh báo hiếu nói riêng và biên chép tất cả các loại kinh điển Phật giáo nói chung, điều quan trọng nhất là sự thành tâm và trong sạch. Khi chép kinh, Phật tử hãy nhớ nghĩ đến tình thương bao la của cha mẹ, phát nguyện đền đáp công ơn vĩ đại ấy. Bởi, cổ đức từng dạy: “Hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”.
Ngoài ra, chúng ta không chỉ có cha mẹ hiện tại, mà còn có vô số cha mẹ trong vô số kiếp quá khứ. Phật tử hãy hướng từ bi rộng lớn về họ, hồi hướng công đức đến họ, với ước nguyện âm siêu dương thới. Song song với việc chép kinh báo hiếu, chúng ta cũng cần năng nổ thực hiện các việc lành như cúng dường, bố thí, phóng sanh…
Các bạn có thể tham khảo vài sách chép kinh ở đây
Cuối cùng, mặc dù kinh Vu Lan và kinh Báo Hiếu là những bản kinh quen thuộc nói về đạo hiếu, nhưng không nhất thiết chúng ta chỉ được chép hai bản kinh này. Bởi, kinh điển nào do Đức Phật dạy đều hàm chứa những giá trị thâm sâu. Do đó, chép kinh nào cũng là cách để chúng ta học kinh, mở mang trí tuệ, để rồi đưa vào ứng dụng trong thực tiễn.
Tìm mua sổ chép kinh báo hiếu ở đâu?
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
————————————————
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan
# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao