Ngày nay, nhiều Phật tử lựa chọn việc chép kinh để sám hối, cầu nguyện, hồi hướng… cho bản thân, gia đình, người quen… Vậy, chép kinh bắt đầu từ đâu? Nhiều người muốn chép kinh nhưng vẫn còn khá lúng túng, chưa được hướng dẫn kỹ càng, do đó bài viết này sẽ giải đáp giúp các bạn thắc mắc nêu trên.
Đôi nét về việc chép kinh
Ngày xưa, khi ngành in chưa phát triển, nhờ có sự phát tâm chép kinh mà lời dạy của Đức Phật được bảo tồn và lưu hành đến nay. Bên cạnh đó, chép kinh còn là một cách tu hành đặc biệt, vì dễ dàng thâm nhập được lời dạy của Đức Thế Tôn, thẩm thấu từng lời từng chữ một cách rõ ràng.
Biên chép kinh Phật có công đức rất lớn, có thể chuyển hóa ba nghiệp (tham sân si), tiêu trừ bệnh tật, chuyển hóa khổ đau, xả bỏ oán thù, chuyển mê thành ngộ, siêu độ vong linh… Nói chung, chép kinh giúp thân tâm an ổn hơn, cuộc sống bớt chướng ngại, đường tu được thuận lợi…
Khi Phật tử cung kính chép kinh thì chư Thiên, Hộ pháp, Thiện thần và chúng sanh các cõi đều chắp tay cung kính, hoan hỷ, tán thán, hộ trì cho người chép kinh được thành tựu viên mãn. Những oan gia trái chủ vô hình và hữu hình với chúng ta từ nhiều đời nhiều kiếp đến nay cũng hỷ xả trợ duyên.
Để việc biên chép kinh Phật có công đức, Phật tử cần chú ý một số điều dưới đây.
Chép kinh bắt đầu từ đâu?
Ngày nay, chữ viết tay không còn là cách duy nhất để lưu lại mọi thứ. Theo sự phát triển của thời đại, song hành cùng với kinh viết tay còn có kinh sách được in ấn, băng đĩa, Internet… đều rất tiện dụng. Tuy vậy, việc viết kinh bằng tay vẫn mang lại nhiều ý nghĩa và lợi ích.
Nếu bạn chưa biết chép kinh bắt đầu từ đâu, thì việc đầu tiên nên làm là lựa chọn kinh văn. Phật tử nên chọn những bản kinh mà mình hay tụng đọc tại nhà hoặc tại chùa, hay bản kinh mà mình thấy tâm đắc. Trong trường hợp chưa biết nên chọn kinh nào, Phật tử có thể tùy duyên chọn một số kinh quen thuộc trong đại tạng kinh Việt Nam.
Sau khi chọn được bản kinh, chúng ta bắt tay vào chép kinh một cách thong thả. Đừng quá vội vàng, nhưng cũng không nên tùy tiện, cứ thoải mái chép kinh thật từ tốn. Khi chú tâm vào lời kinh, chúng ta thư giãn toàn thân, buông hết ưu phiền. Đặc biệt, vừa chép kinh vừa suy nghĩ để hiểu rõ ý nghĩa lời dạy của Đức Phật lại càng hay.
Những điều cần lưu ý khi chép kinh
Sau khi đã giải tỏa được thắc mắc chép kinh bắt đầu từ đâu, chúng ta bước vào chép kinh. Lúc này, Phật tử cần có không gian sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát. Bản thân người chép kinh cũng phải thanh tịnh thân tâm, ăn mặc trang phục chỉnh tề, dẹp bỏ những bận rộn thế tục.
Phật tử chỉ nên chuyên chú tâm ý vào việc chép Kinh, không nên nghĩ tưởng đến những việc khác.Khi chép, miệng đọc rõ lời kinh, tâm ý tập trung suy nghiệm nghĩa lý, đọc đến đâu chép đến đó. Thân chép kinh, miệng đọc lời kinh, ý thâm nhập nghĩa kinh – đó là lúc ba nghiệp của chúng ta được thanh tịnh.
Về nội dung, cần cẩn trọng để viết chính xác từng câu từng chữ, không thay đổi nguyên văn. Về hình thức, viết nắn nót hết khả năng có thể. Với những người không có nét chữ đẹp cũng không nên e ngại rụt rè, khi chép kinh mà thân tâm an tịnh thì chữ viết tự nhiên tròn đầy.
Không nên chép kinh theo kiểu “lấy thành tích” mà phải thật sự trân trọng và thành ý với công việc mình đang làm. Bởi, kinh điển là Pháp Bảo vô giá của thế gian.
Nơi thỉnh sổ tay chép kinh
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
————————————————
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan
# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao