Ngày nay, nhiều người thực hiện chép kinh, nhưng không ít người vẫn thắc mắc không biết mình có nên chép kinh Địa Tạng cầu bình an hay không. Nếu có hiểu rõ thì chúng ta mới có thể dễ dàng nương theo những lời dạy quý báu trong kinh điển để tiến bộ trên con đường tu tập. Hãy cùng Pháp An tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Giá trị từ công việc biên chép kinh điển
Chép kinh Phật là tự tay viết lại nội dung quyển kinh sang giấy. Có người chép kinh Phật vì mục đích cầu an hay cầu siêu cho người thân, hồi hướng công đức cho đối tượng cụ thể, cầu nguyện điều gì đó cho bản thân, hoặc sám hối lỗi lầm đã gây ra… Trong đó, có chép kinh Địa Tạng cầu bình an.
Ý nghĩa của việc chép kinh Địa Tạng là cầu mong cho âm siêu dương thới. Công đức chép kinh giúp người thực hành có thể hồi hướng cho mình, người thân đã mất, hay rộng hơn nữa là cầu nguyện cho chúng sanh đang chịu khổ đau trong các cõi luân hồi, tất cả đều sớm được siêu thoát.
Tất cả những lý do ấy đều chính đáng và đáng trân trọng. Tuy nhiên, giá trị sâu xa của việc chép kinh Phật là ôn nhắc lại lời dạy của Thế Tôn, từ đó đưa vào áp dụng trong đời sống thực tiễn. Do đó, Phật tử khi chép kinh nên chú tâm vào từng lời dạy trong kinh điển để học hỏi và ứng dụng.
Song song đó, khi đến với kinh Địa Tạng, chúng ta cần học tập theo tấm gương từ bi rộng lớn của Bồ tát Địa Tạng. Mỗi người có thể tùy theo khả năng của bản thân mà thực hiện những hành động nhằm giúp đỡ các chúng sanh chịu đau khổ.
Tìm hiểu về kinh Địa Tạng
Bồ tát Địa Tạng có danh xưng đầy đủ là Địa Tạng Vương Bồ tát. Ngài có đại nguyện cứu độ tất cả chúng sanh trong sáu cõi luân hồi và không thành Phật quả khi cõi địa ngục vẫn còn chúng sanh phải chịu đau khổ. Điều đó thể hiện tinh thần từ bi cao thượng của nhà Phật.
Kinh này phổ biến ở các nước Phật giáo Đại thừa, sử dụng chủ yếu trong các nghi thức cầu siêu cho người quá vãng. Đặc biệt vào tháng Bảy âm lịch hằng năm, các chùa Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam thường trì tụng kinh này trong suốt tháng, nhằm hồi hướng công đức cho các chúng sanh đang chịu đang khổ ở cảnh giới địa ngục.
Toàn bộ kinh văn được chia thành 3 phần, với tổng cộng 13 phẩm. Thông qua hai hình ảnh đối lập, một bên là tinh thần từ bi cao cả của Bồ tát Địa Tạng, một bên là sự đau khổ cùng cực của địa ngục, kinh này cảnh tỉnh người đời từ bỏ tham sân si, tu tập các việc lành, giải trừ vô minh…
Khi chép kinh Địa Tạng cầu bình an, chúng ta có thể học tập theo tấm gương từ bi rộng lớn của Bồ tát Địa Tạng. Mỗi người có thể tùy vào khả năng của bản thân mà làm những việc lành để giúp đỡ cho các chúng sanh chịu đau khổ. Ngoài ra, hiếu thảo cũng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong kinh Địa Tạng.
Ý nghĩa chép kinh Địa Tạng cầu bình an
Một người quyết chí đoạn trừ nghiệp chướng, khổ đau, xuất gia tu hành để tìm cầu giải thoát thì điều đó không có gì phải bàn nữa. Đối với đời sống cư sĩ, có gia đình, có con cái… ai cũng mong muốn có cuộc sống bình yên, vợ chồng hạnh phúc, con cái hiếu thảo, cùng nhau tu học, làm lành, tích phước…
Kinh dạy rằng: “Người thiện nam, người thiện nữ nào tự mình biên chép Kinh này, hoặc bảo người biên chép, hoặc tự mình đắp vẽ hình tượng của Bồ Tát, cho đến bảo người khác đắp vẽ, thì quả báo mà người đó thọ nhận tất được lợi ích lớn.”
Trong quá trình chép kinh Địa Tạng cầu bình an, chúng ta đọc kỹ và viết kỹ từng chữ, thực hiện một cách chậm rãi tránh sai sót. Đồng thời, chúng ta cũng nên suy nghĩ về những lời dạy này và cố gắng ghi nhớ trong khả năng có thể. Vì có ghi nhớ, chúng ta mới dễ dàng đưa vào hành động trong thực tế.
Do đó, lễ bái, thọ trì, đọc tụng, biên chép kinh Địa Tạng có ý nghĩa sám hối tội lỗi, giải trừ những oan khiên tích tụ lâu đời, cầu mong bình an cho mẹ và bé thông qua sự gia trì của Bồ tát Địa Tạng. Nhờ tâm thành, chúng ta có thể gặt hái được nhiều lợi lạc.
Cách chép kinh Địa Tạng cầu bình an
Để chép kinh Địa Tạng cầu bình an đúng cách, hiệu quả, ý nghĩa… Phật tử cần lưu ý những điều sau:
– Khi chép kinh cần mặc quần áo trang nghiêm, chọn chỗ ngồi sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh.
– Khi chép kinh phải đặt lòng tôn kính kinh ở mức độ cao nhất, thiêng liêng nhất.
– Chép kinh chậm rãi, từ tốn, không nên nôn nóng, không mong chép nhanh cho xong.
– Cố gắng nắn nót chữ cho đẹp, khi chép đến tên danh hiệu Phật, Bồ Tát thì phải viết hoa,….
– Cần phải thể hiện lòng biết ơn chư vị tổ sư tiền bối đã có công lao kết tập, giữ gìn, lưu truyền kinh điển.
– Tạo cơ hội, giới thiệu, khuyến khích cho người thân cùng chép kinh để họ kết duyên lành với Tam Bảo.
Nơi thỉnh sổ tay chép kinh
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Đặc biệt là kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, xem tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
_________________________________
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan
# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao