Chép kinh Địa Tạng và chú Đại Bi để học theo hạnh nguyện từ bi của Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Quán Thế Âm. Bằng tấm lòng từ bi, mỗi người Phật tử nỗ lực để giúp đỡ cho các chúng sang đang chịu đau khổ, trong khả năng mà mình có thể. Đó cũng là thực hành lời dạy của Đức Phật.
Ý nghĩa chép kinh Địa Tạng
Hiện nay, chép kinh Địa Tạng và chú Đại Bi đang được nhiều Phật tử khuyến khích nhau thực hiện. Qua nhiều ngày miệt mài, họ đã chí thành biên chép từng câu chữ trong kinh và chú này. Vậy việc biên chép mang lại những ý nghĩa gì trong sự tu tập của chúng ta?
Kinh Địa Tạng có tên đầy đủ là Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Đây là bản kinh nói về hạnh nguyện và công đức của Địa Tạng Vương Bồ tát, gọi ngắn gọn là Bồ tát Địa Tạng. Vị Bồ tát này phát nguyện cứu độ tất cả chúng sanh đang chịu những khổ đau trong các cõi luân hồi.
Khi chép kinh Địa Tạng, chúng ta có dịp đọc kỹ từng lời trong kinh và do đó sẽ thấy rõ đại nguyện từ bi của Bồ tát Địa Tạng. Ngài phát nguyện rằng mình sẽ không thành Phật quả nếu trong cõi địa ngục vẫn còn chúng sanh phải chịu đọa đày.
Quả thật, không phải ai cũng có thể có được tâm từ bi rộng lớn như thế. Hình ảnh Bồ tát Địa Tạng càng nhắc nhở chúng ta tinh tấn hơn nữa trên con đường tu học. Ý nghĩa cao đẹp đó đã khiến nhiều Phật tử lựa chọn chép kinh Địa Tạng nhằm nhắc nhở nhau về đức tính cao cả của vị Bồ tát này.
Sự nhiệm mầu của thần chú Đại Bi
Khi trì niệm hoặc biên chép kinh Địa Tạng và chú Đại Bi, con người có thể hóa giải chướng nghiệp, tiêu trừ ác duyên, nhận được phước lành… Do đó, thọ trì ở đâu không quan trọng, điều quan trọng hơn cả là khi thực hiện, chúng ta cần có sự thành tâm và luôn luôn hướng Phật – hướng thiện.
Ngoài ra, hành giả tu tập thiền định có thể nương vào thần lực của chú Đại Bi như một phương tiện để định tâm. Nhờ khả năng chuyên chở mầu nhiệm của những âm thanh vi diệu này, chúng ta có thể dễ dàng tiến bộ, vững chãi, an lạc trên con đường tu tập.
Bên cạnh đó, khi thọ trì chú Đại Bi, chúng ta cần có tâm bồ đề rộng lớn, nguyện độ muôn loài, giữ lòng bình đẳng với mọi chúng sanh… Sự phát tâm dũng mãnh ấy là một trong những phương tiện diệu dụng giúp hành giả mau chóng đạt đến kết qủa trong thiền định.
Tóm lại, thần chú Đại Bi ý nghĩa và sự nhiệm mầu của chú vô cùng to lớn. Hôm nay, chúng ta không chỉ đã khám phá được kho tàng, nhờ đó làm phong phú cho tâm hồn đang khô kiệt của mình, mà còn tìm được chiếc chìa khóa mở vào cánh cửa thênh thang của đạo quả giác ngộ.
Cách chép kinh Địa Tạng và chú Đại Bi
Để chép kinh Địa Tạng và chú Đại Bi đúng cách, hiệu quả, ý nghĩa… Phật tử cần lưu ý những điều sau:
– Khi chép kinh cần mặc quần áo trang nghiêm, chọn chỗ ngồi sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh.
– Khi chép kinh phải đặt lòng tôn kính kinh ở mức độ cao nhất, thiêng liêng nhất.
– Chép kinh chậm rãi, từ tốn, không nên nôn nóng, không mong chép nhanh cho xong.
– Cố gắng nắn nót chữ cho đẹp, khi chép đến tên danh hiệu Phật, Bồ Tát thì phải viết hoa,….
– Cần phải thể hiện lòng biết ơn chư vị tổ sư tiền bối đã có công lao kết tập, giữ gìn, lưu truyền kinh điển.
– Tạo cơ hội, giới thiệu, khuyến khích cho người thân cùng chép kinh để họ kết duyên lành với Tam Bảo.
Nơi thỉnh sổ tay chép kinh Địa Tạng và chú Đại Bi
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh sổ tay chép kinh Địa Tạng và chú Đại Bi do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
————————————————
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan
# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao