Kim Kim Cang là một bản kinh có ý nghĩa sâu xa trong Phật giáo Đại thừa. Phật tử chí thành biên chép kinh Kim Cang sẽ gặt hái được những thành tựu quan trọng trong lộ trình học hỏi giáo pháp. Song, chắc hẳn còn nhiều người chưa hiểu rõ về kinh điển này.
Ý nghĩa kinh Kim Cang
Kinh Kim Cang có tên đầy đủ là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh. Đây là bộ kinh quan trọng thuộc hệ kinh văn Bát Nhã rất đồ sộ. Kinh Kim Cang thuộc quyển thứ 577 trong tổng số 600 quyển của bộ Đại Bát Nhã, được xem là kinh văn tóm gọn những ý nghĩa uyên thâm hệ tư tưởng Bát Nhã.
Nội dung chính của kinh Kim Cang là cuộc đàm luận giữa Đức Phật và Tôn giả Tu Bồ Đề. Kinh nêu bật tư tưởng: Muốn giải thoát, hành giả phải phá chấp, không chấp trụ vào đâu, dù là giáo pháp để sanh tâm mình. Tâm không trụ là tâm Phật, đó là yếu chỉ của Kim Cang.
Kinh Kim Cang là khuôn phép để phát bồ đề tâm, hành Bồ tát đạo, trọn tu lục độ Ba-la-mật. Song, kinh cũng đồng thời phá bỏ mọi ràng buộc để đi tới giải thoát. Tư tưởng chủ đạo của kinh Kim Cang có thể được tóm gọn qua bài kệ này:
“Tất cả pháp hữu vi
Như mộng ảo,bọt nước
Như sương sa, điện chớp
Nên quán sát như vậy”.
Ngày nay, kinh Kim Cang được lưu truyền rộng rãi ở các nước Phật giáo Đại thừa thuộc khu vực Đông Á với nhiều bản dịch khác nhau.
Công đức chép kinh Kim Cang
Bởi, kinh Kim Cang này nói đến pháp lớn, công đức lớn, bản tánh lớn. Từ xưa đến nay, nhiều người nương vào kinh Kim Cang là chứng ngộ. Những người đạo lực chưa cao thì nhờ kinh này mà tiêu trừ tội nghiệp, tăng trưởng phước huệ. Việc thọ trì, đọc tụng, biên chép kinh được cho là có công đức vô biên không thể nghĩ bàn.
Những ai chép kinh Kim Cang vì nhu cầu tu học của bản thân, hay vì giúp đỡ người khác có cơ hội tiếp cận kinh điển, đều có được công đức lớn. Bởi vì, đó là hành động đem lại lợi lạc cho mình và cho người, nhân rộng những giá trị của chánh pháp.
Nói về công đức chép kinh Kim Cang, trong kinh có đoạn viết:
“Tu-bồ-đề! Nếu có người thiện nam thiện nữ, buổi sáng đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, buổi trưa lại đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, buổi chiều cũng đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, như thế vô lượng trăm ngàn muôn ức kiếp đem thân mạng bố thí. Nếu lại có người nghe kinh điển này, lòng tin không nghịch, phước của người này hơn phước của người kia, huống là chép viết, thọ trì, đọc tụng, vì người giải nói.”
Hướng dẫn chép kinh Kim Cang
Trước khi chép kinh Kim Cang, chúng ta cần ăn mặc trang phục chỉnh tề, lựa chọn chỗ ngồi trang nghiêm. Trong lúc biên chép, Phật tử cần ngồi với tư thế ngay thẳng như đang đối trước Phật, không nên nói cười với người khác hoặc làm công việc khác.
Phật tử cần giữ tâm ý chuyên chú vào việc chép kinh, không nên nghĩ tưởng đến những chuyện thế tục. Chúng ta vừa cẩn trọng để viết chính xác từng câu từng chữ, vừa tập trung suy nghĩ để đào sâu ý nghĩa kinh văn. Nhờ vậy, trí tuệ của chúng ta được phát huy.
Về hình thức, Phật tử cố gắng nắn nót hết khả năng có thể khi chép kinh Kim Cang. Mặc dù nhiều người không có được nét chữ đẹp, nhưng với tâm thành thì chúng ta vẫn nên chăm chút hết sức có thể. Cứ chép từ từ một cách thoải mái, không nên chép vội vàng cho xong.
Khi bản kinh được chép xong, Phật tử có thể dâng cúng lên chùa, nhưng cũng có thể lưu trữ tại nhà, bởi bất cứ nơi nào có kinh Phật đều là đất lành. Vả lại, trong lúc biên chép, bản kinh đã hoàn thành được công năng của nó đối với sự tu tập chúng ta.
Thỉnh sổ chép kinh ở đâu?
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
————————————————
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan
# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao