Khi biên chép chú Dược Sư tiếng Phạn, quý Phật tử cần thanh tịnh ba nghiệp là thân – khẩu – ý, nhờ vậy có thể gặt hái được nhiều lợi ích thù thắng. Qua cộng việc này, chúng ta không chỉ cúng dường lên Tam Bảo, mà còn góp phần giúp các chúng sanh được tiêu trừ những khổ đau.
Giá trị chú Dược Sư tiếng Phạn
Chú Dược Sư có nguồn gốc từ kinh Dược Sư. Nội dung của kinh nói về Phật Dược Sư cùng với những hạnh nguyện và công đức của ngài. Phật Dược Sư có danh hiệu đầy đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, hóa độ tại thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Ngài là vị lương y trị lành tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sanh. Có chúng sanh nào đang chịu khổ đau, nếu chí thành hướng đến ngài thì sẽ được gia hộ. Đó cũng là bài học cho hàng Phật tử về tâm từ bi rộng lớn của chư Phật.
Chú Dược Sư có tên đầy đủ là Dược Sư Quán Đảnh chơn ngôn. Đây là bài chú có công năng thù thắng, giúp chúng sanh vượt qua đau khổ về thân và tâm. Khi con người có bệnh, thành tâm trì tụng thần chú này thì các bệnh đều tiêu tan.
Tại Việt Nam, kinh Dược Sư thường được trì tụng ở các chùa Bắc tông trong các khóa lễ cầu an. Ngoài đọc tụng, Phật tử còn có thể thực tập biên chép kinh và chú Dược Sư tiếng Phạn hoặc tiếng Việt với nguyện vọng cầu an cho người bệnh, thân nhân, các chúng sanh đang gặp khổ nạn…
Chữ Phạn là gì?
Chép kinh là một trong những phương pháp tu tập, giúp người thực hành có cơ hội nghiền ngẫm một cách sâu sắc những lời dạy của Đức Phật qua kinh điển. Ngoài ra, chép kinh còn giúp chúng ta tìm lại sự bình yên trong tâm hồn sau những bộn bề của cuộc sống đời thường.
Nhu cầu chép kinh rất đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều loại ấn phẩm chép kinh đã ra đời, trong đó có sổ tay chép chú Dược Sư tiếng Phạn. Các ấn phẩm này có thể sử dụng chữ Phạn hoàn toàn, hoặc sử dụng chữ Quốc ngữ mô phỏng theo kiểu chữ Phạn.
Chữ Phạn là một trong những ngôn ngữ cổ của Ấn Độ, có tên chính thức là Sanskrit. Chữ Phạn chủ yếu được sử dụng trong các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo… Ngoài ra, nó còn có sự ảnh hưởng lớn đến văn hóa của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
Nói rộng hơn, chữ Phạn còn có thể được hiểu là bao gồm Bắc Phạn tức Sanskrit và Nam Phạn tức Pali. Thậm chí, trong quan niệm của người Á Đông, chữ Phạn đôi khi còn được dùng để chỉ chung cho các loại ngôn ngữ có nguồn gốc từ Ấn Độ mà thời xưa gọi là Thiên Trúc.
Sổ chép chú Dược Sư tiện lợi
Sổ tay chép chú Dược Sư là ấn phẩm được thiết kế để chép tay chú Dược Sư. Bài chú trong sổ tay được in sẵn những nét mờ, người sử dụng chỉ cần viết theo (đồ nét) rất dễ dàng. Như thế, thay vì chúng ta vừa xem một quyển kinh vừa chép lại vào một quyển vở, thì ở đây nội dung đã có sẵn trong ấn phẩm này.
Đối với những ai có nét chữ chưa được đẹp, lo sợ rằng khi tự chép chú bằng chữ viết của mình sẽ không được thẩm mỹ, thì sổ tay chép chú Dược Sư sẽ giải tỏa nỗi lo ấy. Phật tử vừa có thể nắn nót biên chép từng chữ, nhưng cũng vừa có một quyển sổ tay đầy trang nhã.
Qua việc biên chép chú Dược Sư, chúng ta cần hiểu rằng giá trị của lời Phật dạy không chỉ gói gọn trong ý nghĩa cầu an, mà sâu xa hơn là tinh thần từ bi rộng lớn của nhà Phật đối với tất cả chúng sanh. Do đó, mỗi người cần phát khởi tâm lành, bắt tay vào thực hiện các việc lành, đem lại lợi lạc cho chính mình và mọi người.
Bởi thế, thực hành biên chép chú Dược Sư tiếng Phạn là một trong những phương pháp tu tập có giá trị. Khi chúng ta vừa biên chép, cũng là lúc chúng ta vừa đọc tụng, giúp hành giả thâm nhập giáo pháp và tiến bộ trên con đường tu tập.
Nơi thỉnh sổ tay chép kinh
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
_________________________________
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan
# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao