Sau khi chép kinh xong, chúng ta nên xử lý như thế nào? Có nên chép kinh gửi về chùa hay không? Quyển vở chép kinh lưu giữ tại nhà có sao không? Đó là những vấn đề mà nhiều người vẫn còn băn khoăn. Pháp An sẽ giúo các bạn giải đáp những thắc mắc này.
Có nên chép kinh gửi về chùa?
Kinh Phật là những lời dạy quý báu của Đức Phật được lưu truyền trên thế gian để chúng sanh tu học và thực hành. Cho nên, việc học hỏi và lưu truyền kinh điển rộng rãi có công đức và phước báu rất lớn. Nó giúp nhiều người vận dụng đúng lời Phật dạy để tăng trưởng thiện căn, đạo đức, trí tuệ…
Tuy nhiên, giá trị sâu xa của việc chép kinh là ôn nhắc lại lời dạy của Thế Tôn, từ đó đưa vào áp dụng trong đời sống thực tiễn. Sau những lời dạy cao quý mà mình biên chép, chúng ta phấn đấu trừ bỏ các việc xấu, thực hiện nhiều việc lành, mang đến an lạc cho đời.
Do đó, có nên chép kinh gửi về chùa hay không, thật sự không quá quan trọng. Phật tử đừng để những thắc mắc này làm cản trở đến nhiệt tâm tu học giáo pháp. Chúng ta hãy chép kinh như thế nào để mình được thấm nhuần lời Phật, khi đó công việc này mới thật sự có ý nghĩa.
Điều quan trọng nhất là chúng ta chép kinh làm sao cho đúng chánh pháp, để việc làm của mình thật sự có ý nghĩa, mang lại lợi lạc cho mình và cho người. Sau khi chép kinh hoàn tất, tùy theo thời duyên mà Phật tử có nhiều phương pháp bảo quản khác nhau.
Học hỏi gương hạnh chép kinh
Hòa thượng Tu Đức ở Định Châu thời Đường (Trung Quốc) là người tu khổ hạnh chốn rừng núi rất nghiêm cẩn. Sau thời gian tu hành, ngài phát tâm chép kinh. Khi ấy, ngài lập riêng một tịnh viện, trồng nhiều cây xanh và hoa thơm, chuẩn bị cho công việc chép kinh.
Hòa thượng Tu Đức mời một người viết chữ đẹp ở Vi Châu là ông Vương Cung đến biên chép. Ông trai giới tinh khiết, tắm gội sạch sẽ, thắp hương, rải hoa, treo phan lộng… rồi mới đặt bút. Mỗi ngày đều biên chép một cách trang nghiêm như thế.
Mỗi lần ông Vương Cung chép xong một quyển, Hòa thượng Tu Đức bèn tặng mười xấp lụa mịn. Như vậy, trọn một bộ kinh, tặng tổng cộng sáu trăm tấm lụa mịn. Tuy nhiên, ông dốc lòng chí thành biên chép, không nhận quà tặng, sau khi chép xong liền đi ngay.
Kinh đã hoàn thành, Hòa thượng Tu Đức mời đại chúng đến, đối trước bàn thờ Phật, đốt hương, rải hoa, phát nguyện, rồi mới mở hộp đựng kinh. Khi ấy, kinh tỏa ra ánh sáng lớn, chiếu khắp hơn bảy mươi dặm. Dân chúng thấy việc kỳ lạ như thế thì hết lòng ca tụng.
Cần lưu ý gì khi chép kinh gửi về chùa?
Không phải chùa nào cũng đón nhận kinh điển chép tay do Phật tử cúng dường, bởi vì điều kiện của mỗi chùa khác nhau, có thể các chùa ấy không có nơi lưu giữ. Nếu Phật tử chép kinh gửi về chùa nhưng chùa không nhận vì không đủ điều kiện lưu giữ, chúng ta sinh tâm giận dỗi, thì lại càng tổn thất phước báu.
Do đó, chúng ta nên thông cảm với điều này. Nếu không thể gửi vào chùa, Phật tử có thể lưu giữ tại nhà, tặng cho người khác để gieo duyên lành, hoặc đốt đi tùy theo nguyện vọng của mình. Việc gửi kinh chép tay vào chùa là điều không bắt buộc.
Khi chép kinh, tùy theo truyền thống tu học của mỗi người mà Phật tử có thể lựa chọn những tác phẩm khác nhau. Mục đích của việc làm này là giúp con người hiểu rõ lời Phật dạy, vì thế chúng ta không nên quá câu nệ về hình thức, mà cần chú tâm sâu sắc vào nội dung lời kinh.
Ngoài ra, Phật tử có thể khuyến khích những người xung quanh chép kinh. Hành động cao quý do chính tay mình làm, bảo người khác làm, hay vui mừng trước việc lành của người khác, đều mang lại công đức. Chúng ta truyền cảm hứng cho nhiều người chép kinh là nhân rộng mầm thiện ra cộng đồng.
Thỉnh sổ chép kinh ở đâu?
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
————————————————
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan
# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao