Chép kinh Phật là công việc không quá khó khăn, tuy vậy lại không hề dễ dàng đối với những ai chưa nắm rõ, nhất là chưa có được những sự hướng dẫn chép kinh cụ thể. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này để có thể thực tập biên chép một cách hiệu quả.
Chép kinh là gì?
Để có được sự hướng dẫn chép kinh một cách chính xác, trước hết chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chép kinh là gì. Kinh là những tác phẩm ghi chép lại lời dạy của Đức Phật về giáo pháp mà Ngài đã chứng ngộ. Chép kinh là viết lại nội dung kinh điển từ quyển kinh sang tập vở trắng.
Nhờ có kinh điển, các thế hệ hậu bối nương theo để học hỏi và tu tập. Do đó, chép kinh nhằm giúp người biên chép có cơ hội ôn nhắc lại lời dạy của Đức Phật, từ đó đưa vào ứng dụng lời Phật dạy trong cuộc sống đồng thời tăng trưởng công đức cho bản thân.
Ngoài những ý nghĩa về giáo pháp, việc thực tập chép kinh mỗi ngày còn giúp Phật tử có khoảng thời gian thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc căng thẳng. Với sự chú tâm vào từng câu kinh, chúng ta có thể buông bỏ được những muộn phiền thế tục.
Có nguyện vọng chép kinh là điều đáng quý, nếu có thêm sự hướng dẫn chép kinh một cách rõ ràng lại càng quý giá hơn. Vì có biên chép kinh điển một cách đúng đắn, chúng ta mới có thể hiểu sâu những lời dạy của Đức Thế Tôn, từ đó đưa vào thực hành có hiệu quả.
Cần chép kinh gì?
Khi mới bắt đầu, nếu không có sự hướng dẫn chép kinh một cách cụ thể, Phật tử thường băn khoăn không biết mình nên chép kinh Phật gì. Bởi, kho tàng kinh điển Phật giáo quá đồ sộ, khiến nhiều người cảm thấy khó khăn khi tiếp cận với giáo pháp.
Tuy nhiên, kinh điển là nơi ghi lại những điều mà Đức Phật đã giác ngộ và giảng dạy lại cho đệ tử. Vì thế, tất cả kinh điển đều hàm chứa những giá trị sâu sắc. Những người theo đạo Phật từ xưa đến nay dù tại gia hay xuất gia luôn dựa theo kinh Phật mà tu hành.
Do đó, dù không có sự hướng dẫn chép kinh, Phật tử cũng không nên quá đặt nặng vấn đề lựa chọn kinh điển gì để biên chép. Bởi vì, mỗi kinh điển đều đề cập những tư tưởng cần thiết cho lộ trình tu học của chúng ta. Mỗi bài kinh là một bài học vô giá mà chúng ta nên hiểu biết và hành trì.
Khi lựa chọn kinh văn để biên chép, Phật tử nên ưu tiên những bản kinh mà mình hay tụng đọc tại nhà hoặc tại chùa, hay bản kinh mà mình thấy tâm đắc. Bởi, chúng ta chép những bản kinh gần gũi với mình sẽ dễ dàng thâm nhập vào nội dung kinh văn.
Hướng dẫn chép kinh
Khi chép kinh, Phật tử cũng cần lưu ý lựa chọn không gian và thời gian phù hợp để tâm hồn được an tĩnh. Với sự an tĩnh ấy, chúng ta sẽ dễ dàng hơn để nhiếp phục những tán loạn và phiền não trong tâm, từ đó đi sâu vào nghĩa lý kinh văn một cách dễ dàng.
Thực hành biên chép kinh Phật là một trong những phương pháp tu tập có giá trị. Phật tử khi chép kinh mỗi ngày hãy dâng trọn lòng thành kính. Khi đó cũng là lúc chúng ta ngăn chặn những ác niệm khởi lên như tham lam, sân hận, si mê…
Có sự hướng dẫn chép kinh hay không không quá quan trọng, điều quan trọng là chúng ta biên chép sao cho đúng chánh pháp. Nhờ đó, việc làm của mình thật sự có ý nghĩa, mang lại lợi lạc cho mình và cho người. Sau khi chép kinh hoàn tất, tùy theo thời duyên mà Phật tử có nhiều phương pháp bảo quản khác nhau.
Bên cạnh đó, hành giả cần giữ giới, học pháp, hành thiện… để góp phần huyển hóa thân tâm. Đặc biệt, chúng ta có thể hướng dẫn chép kinh cho những người quen biết. Những phương pháp này trở thành nguồn lực bổ trợ cho sự thành tựu của việc chép kinh.
Thỉnh sổ chép kinh ở đâu?
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
————————————————
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan
# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao