Một lòng thành kính thọ trì bài kinh sám hối 49 ngày có thể khiến các tội lỗi mà chúng ta đã gây tạo được tiêu trừ. Tuy vậy quan trọng hơn, chúng ta phải phát nguyện không tái phạm những sai lầm ấy trong tương lai. Đó mới thật sự là ý nghĩa của sám hối.
Tại sao cần sám hối?
Trong đời sống, con người đã gây ra nhiều tội lỗi. Bởi thiếu sáng suốt, có thể một lúc nào đó, một hoàn cảnh nào đó, con người không khéo léo trong hành động, nói năng, gây đau khổ cho bản thân, cho người khác, cho vô số chúng sanh. Đạo Phật gọi đó là nghiệp bất thiện.
Khi đó, có người vì hổ thẹn mà gấp rút sửa sai, chí thành ăn năn sám hối, nhưng có kẻ không hề hổ thẹn, chẳng nhìn nhận tội lỗi, cứ ung dung bảo thủ, che giấu sai lầm. Nếu muốn được trong sạch thảnh thơi, dứt bỏ được lỗi lầm, tất nhiên chúng ta phải tìm kiếm phương pháp để tẩy trừ tội lỗi.
Pháp sám hối trong Phật giáo mang ý nghĩa là ăn năn về sai lầm của bản thân, nguyện tiêu trừ tội chướng, từ nay không tái phạm. Nhận thức được như thế, hàng Phật tử cần nghiêm túc thọ trì bài kinh sám hối 49 ngày, nhờ vậy chuyển hóa những nghiệp xấu ác đã gieo trồng.
Tội lỗi thuộc tâm lý, rất vi tế, không hình tướng. Tội lỗi từ tâm tạo, thì cũng phải từ tâm diệt. Vậy chúng ta muốn dứt trừ tội lỗi, phải nương vào những phương pháp sám hối chân chánh của đạo Phật mà thực hành. Đó là pháp thâm sâu của giáo lý đạo Phật.
Lợi ích thọ trì kinh sám hối
Khi đọc tụng hay biên chép bài kinh sám hối 49 ngày, chúng ta sẽ thẩm thấu những lời dạy cao quý của Đức Phật qua những lời kinh ý Pháp. Từ đó, chúng ta biết rõ hơn về những hành vi tốt đẹp hoặc sai trái, những khổ đau mà chúng ta đã gây ra cho kẻ khác.
Thọ trì kinh sám hối giúp hành giả gặt hái nhiều lợi lạc. Nếu sám hối đúng Chánh pháp, chúng ta có thể tiêu trừ nghiệp xấu ác. Bởi khi đó, nhờ trí tuệ Phật pháp soi rọi mà chúng ta nhận thức rõ các lỗi lầm đã tạo ra, dừng tay lại trước những hành vi xấu ác, các tội lỗi nhờ đó được nhẹ bớt.
Cần lưu ý, Phật giáo không có quan niệm về một vị thần có thể ban phước, giáng họa, buộc tội, xá tội… cho con người. Cho nên, sám hối không phải là cầu xin sự tha thứ. Trái lại, sám hối là phương pháp tự phản tỉnh, giúp hoàn thiện nhân cách, đời sống tu tập được tiến bộ,
Tóm lại, sám hối là cách để con người hướng thiện. Khi nhận thấy mình sai lầm, hãy tự kiểm thảo, ăn năn hối cải, trở về với điều ngay lẽ thiện, thực hiện nhiều hành động tốt cho mình và cho đời. Mỗi người phải tự rèn luyện bản thân để có thể trừ bỏ nghiệp chướng trần lao.
Cách thọ trì kinh sám hối 49 ngày
Có nhiều sám văn được sử dụng cho nghi thức sám hối, trong đó tiêu biểu như Hồng danh bửu sám, Lương Hoàng sám, Thủy sám, Sám Dược Sư… Ngoài ra, tùy theo mỗi tông phái Phật giáo có những sám văn khác nhau, tuy nhiêu đề mang giá trị không khác biệt.
Ngoài đọc tụng là phương pháp chủ yếu, Phật tử còn có thể biên chép bài kinh sám hối 49 ngày. Thông qua những câu chữ mà mình tự tay biên chép, chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về lỗi lầm, ăn năn hối cải, nguyện thay đổi bản thân trong tương lai.
Khi đọc tụng hay biên chép kinh sám hối, không phải là tụng suông hay chép suông, mà phải là sám hối thật. Hãy suy nghĩ những việc làm của chúng ta có trái với lời Phật dạy không, có trái với luân thường đạo lý không, có làm tổn thương hay khổ đau cho ai không…
Thỉnh sổ tay chép kinh ở đâu?
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
_________________________________
Pháp An – Nghệ thuật chữa lành
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan