Nhằm thực hiện tâm nguyện sám hối về những lồi lầm đã gây tạo, Phật tử thường tìm đến những bài kinh sám hối và chuyên tâm thọ trì, đọc tụng, biên chép… Đó là công việc đầy ý nghĩa, mang đến lợi ích cho bản thân trong hiện tại và tương lai.
Sám hối có ý nghĩa gì?
Theo Phật giáo, phàm là con người, không ai không có lỗi lầm. Những hành vi sai trái ấy gây ra khổ đau cho chính mình và người khác. Khi gây ra tội lỗi, chúng ta thường cảm thấy lương tâm ray rứt, áy náy, cuộc sống gặp nhiều trắc trở, không yên ổn.
Do đó, chúng ta cần sám hối. Sám là ăn năn về những điều xấu ác đã làm, hối là hối cải, nguyện không tái phạm. Sám hối một cách thành tâm, tâm hồn chúng ta được trở nên an tịnh, tội lỗi dần tiêu trừ, cho đến ngày nào đó hoàn toàn thanh tịnh.
Chúng ta là kẻ phàm phu, đang trên con đường tu tập, va chạm phải vô số những ngoại cảnh tác động hằng này. Do vậy, chúng ta không tránh khỏi những sai lầm. Điều đáng quý là chúng ta thành tâm sám hối, nhận thức lỗi lẫm, không tái phạm.
Sám hối có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thọ trì, đọc tụng, lễ bái… thông qua những bài kinh sám hối. Ngoài ra, Phật tử có thể biên chép kinh điển để nhờ vào những lời Pháp cao quý mà chuyển hóa nhận thức và hành vi.
Những tấm gương sám hối nổi tiếng
Chuyển hóa nghiệp, tiêu trừ tội lỗi trong quá khứ và hiện tại, không chỉ mang đến cho cuộc sống ngày càng thăng hoa, tiến bộ hơn, mà còn ngăn chặn những cá tính xấu và những lỗi lầm mới phát sinh trong tương lai. Do đó, sám hối đem lại những lợi ích không thể nghĩ bàn.
Lợi ích này có thể thấy qua hình ảnh vua A Xà Thế. Vốn mang tội giết cha, nhưng nhờ Đức Phật giáo hóa, vua đã ăn nan hối cải, sám hối trước Đức Thế Tôn và hóa giải những sân hận trong lòng mình. Vua A Xà Thế sau đó đã quy y Tam Bảo, phụng hành Chánh Pháp, thực hiện nhiều công việc phước thiện.
Hình ảnh tướng cướp Vô Não cũng là một minh chứng. Vì sự hiểu lầm và nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu mà ông từ dòng dõi quý tộc đáng kính đã trở thành một tướng cướp khát máu. Tuy nhiên sau khi gặp Đức Phật, ông đã quay đầu tu hành, về sau trở thành một bậc Thành.
Nếu người có tội, một lòng thành khẩn thọ trì những bài kinh sám hối, về sau không tái phạm, thì người này dù chưa phải bậc thánh, nhưng đã là bậc hiền. Bởi, chúng ta không thể đòi hỏi mình không sai phạm, quan trọng là chúng ta dám nhận ra lỗi lầm và sửa chữa.
Những bài kinh sám hối cần biết
Pháp sám hối thông thường vào mỗi nửa tháng tại các ngôi chùa Bắc tông là nghi thức Hồng danh bửu sám. Hồng danh chư Phật có oai đức không thể nghĩ bàn. Xưng tán và lễ bái chư Phật với tất cả sự chí thành sẽ giúp cho tội diệt, phước sanh.
Ngoài sám pháp Hồng danh bửu sám, Phật tử Bắc tông còn sám hối theo các sám pháp như Thủy sám, Lương Hoàng sám, Dược Sư sám pháp… Phật tử Nam tông và Khất sĩ có những nghi thức sám hối riêng. Nhìn chung, những bài kinh sám hối rất đa dạng.
Nhờ sự chí thành tu tập và sám hối, thân tâm trở nên thanh tịnh, tội lỗi được tiêu trừ. Song hành với sám hối là thực hiện các điều thiện trong khả năng để tăng trưởng phước đức. Quan trọng nhất là phát nguyện tu tập và thành tựu Giới – Định – Tuệ trong đời sống hằng ngày.
Căn bản của sự tu hành là sửa đổi những điều dở. Để đạt được mục tiêu đó, sám hối là phương pháp quan trọng. Người biết sám hối là biết tu. Ngược lại, người có tội lỗi mà không sám hối, dù có mang hình thức nhà tu, nhưng người ấy vẫn chưa biết tu.
Thỉnh sổ tay chép kinh ở đâu?
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
_________________________________
Pháp An – Nghệ thuật chữa lành
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan