Nghi thức tụng kinh Vu Lan tại gia gắn liền với lễ Vu Lan Báo Hiếu vào tháng Bảy âm lịch hằng năm. Ngoài ra, Phật tử còn trì tụng và biên chép kinh này vào những ngày thường để hồi hướng cho cha mẹ. Đây là việc làm vô cùng ý nghĩa nhưng không phải ai cũng nắm rõ.
Nghi thức tụng kinh Vu Lan tại gia có ý nghĩa gì?
Hàng năm, cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, lễ Vu Lan trở về. Vào ngày này, các chùa Việt Nam thường thiết lễ trọng thể, các Phật tử đến tham dự rất đông đảo. Bên cạnh đó, một số người còn thực hiện nghi thức tụng kinh Vu Lan tại gia khi không có điều kiện đến chùa.
Kinh Vu Lan nói về hành trình cứu độ mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên. Sau khi làm theo lời Phật, mẹ của ngài đã thoát khỏi địa ngục. Từ đó, Phật dạy tất cả chúng sanh muốn báo hiếu cho cha mẹ đều làm theo cách này. Đó là nguồn gốc của kinh Vu Lan.
Qua đó có thể thấy, Đức Phật và chư Thánh nhân không quên công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ trong đời này và nhiều đời trước, đã tìm cách báo đáp. Chúng ta là đệ tử Phật làm sao dám quên công ơn cha mẹ, không lo sớm hôm báo đền?
Bởi thế hằng năm, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi cùng nhau long trọng tổ chức lễ Vu Lan, nương vào uy đức Tam bảo, cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc trong Chánh pháp, cha mẹ quá vãng được siêu sanh về các cõi lành, thoát khỏi cảnh giới khổ đau.
Bài học từ kinh Vu Lan
Về phương diện giáo dục đạo đức của đạo Phật, một điểm đáng ghi nhận là giáo dục về hiếu đạo. Hiếu đạo là nền tảng của đạo làm người. Chúng ta có thể trang trải tình thương đến tất cả mọi loài mọi vật, nhưng điểm xuất phát ban đầu bắt nguồn từ sự hiếu kính mẹ cha.
Để báo đáp công ơn cha mẹ, về đời sống vật chất phải phụng dưỡng cha mẹ những nhu cầu cần thiết, về đời sống tinh thần phải thường xuyên khích cha mẹ nương vào Chánh pháp, tránh ác làm lành, giữ gìn ba nghiệp, tiến đến giải thoát an vui.
Bên cạnh đó, các hoạt động từ thiện xã hội mà chúng ta thực hiện cho cộng đồng là góp phần xây dựng thế giới hạnh phúc, mà trong đó cha mẹ chúng ta và mọi người cùng cư ngụ. Do vậy hãy nỗ lực chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ người bất hạnh, người nghèo khó thiếu thốn, người khổ nạn…
Tóm lại, qua nghi thức tụng kinh Vu Lan tại gia, Phật tử phát nguyện noi gương hiếu hạnh của Tôn giả Mục Kiền Liên, làm tròn trách nhiệm của một người con hiếu thảo, biết nhớ ơn và đền ơn đối với đấng sinh thành, đồng thời nhớ đến tất cả chúng sanh trong pháp giới.
Chép kinh Vu Lan như thế nào?
Ngoài thực hiện nghi thức tụng kinh Vu Lan tại gia, chúng ta còn có thể biên chép. Chép kinh là viết lại nội dung kinh điển từ quyển kinh sang tập vở trắng. Công việc đó giúp người biên chép có cơ hội ôn nhắc lại lời dạy của Đức Phật, đưa vào ứng dụng trong cuộc sống, đồng thời tăng trưởng công đức cho bản thân.
Khi chép kinh Vu Lan, hãy phát nguyện chính mình cùng cha mẹ sám hối những tội lỗi trong quá khứ, hóa giải những thù oán đã kết tạo, tập dần buông bỏ tham sân si… Mặt khác, để công việc chép kinh thật sự ý nghĩa, người chép cần giữ thanh tịnh ba nghiệp là thân, khẩu, ý.
Sau khi chép, Phật tử không chỉ hồi hướng công đức cho cha mẹ hiện tiền, mà còn có thể hồi hướng đến ông bà, cha mẹ, họ hàng… quá vãng. Hy vọng họ có thể nương nhờ công đức này mà thoát khỏi nghiệp oan khiên, sớm sanh về cảnh giới lành, đời đời kiếp kiếp được gặp Phật Pháp để tu học.
Ngoài những ý nghĩa về giáo pháp, việc thực tập chép kinh mỗi ngày còn giúp Phật tử có khoảng thời gian thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc căng thẳng. Với sự chú tâm vào từng câu kinh, chúng ta có thể buông bỏ được những muộn phiền thế tục.
Thỉnh sổ tay chép kinh ở đâu?
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
_________________________________
Pháp An – Nghệ thuật chữa lành
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan