Mặc dù công việc chép kinh ngày nay đã được đông đảo Phật tử thực hành, nhưng vẫn còn không ít người thắc mắc không biết nên chép kinh nào. Trong kho tàng kinh điển đồ sộ của Phật giáo, việc tìm ra một bản kinh để biên chép quả là điều không phải dễ dàng.
Chép kinh là gì?
Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc: Phật tử nên chép kinh nào, thiết nghĩ chúng ta cần tìm hiểu đôi nét về kinh điển Phật giáo cũng như ý nghĩa của công việc chép kinh. Bởi lẽ, chúng ta có hiểu rõ về công việc và đối tượng mà mình đang thực hiện thì mới có thể hoàn thiện một cách hiệu quả.
Tam tạng Thánh điển Phật giáo là khái niệm chỉ cho tuyển tập những lời dạy của đức Phật trong 45 năm truyền bá Chân lý, Đạo đức và Các pháp siêu việt. Trong đó, Kinh tạng là kho tàng Chân lý của Phật giáo, tập hợp những điều được chính Đức Phật Thích Ca chứng ngộ và giảng dạy lại cho các đệ tử.
Tam tạng Thánh điển Phật giáo nói chung, Kinh tạng nói riêng, được các Thánh tăng lưu giữ và truyền bá hơn hai ngàn năm qua. Nhiều thế hệ xuất gia và tại gia nương theo đó mà tu học và đạt được nhiều thành quả. Con người ngày nay gặp được kinh điển là điều vô cùng quý giá.
Do đó, có thể khẳng định rằng, bất cứ kinh điển nào của Phật giáo đều có những giá trị cụ thể khác nhau. Phật tử không nên quá băn khoăn về việc mình nên chép kinh nào. Bởi, kinh điển nào cũng mang đến những lời dạy quý báu cho chúng ta.
Lựa chọn chép kinh nào?
Thánh điển Phật giáo được truyền thừa qua hình thức khẩu truyền, được cho là bằng ngôn ngữ Pāli từ thời đức Phật (khoảng thế kỷ VI-V TTL) và lưu truyền qua ba lần kết tập kinh điển tại Ấn Độ. Đến đại hội kết tập kinh điển lần thứ tư tại Tích Lan (khoảng thế kỷ I TTL), Thánh điển được viết trên lá bối và lưu truyền đến ngày nay.
Theo các nhà Đại thừa, cũng vào thế kỷ I (TTL) trở đi, kinh điển Đại thừa bằng tiếng Sanskrit lần lượt ra đời. Ngoài các bản kinh Đại thừa quan trọng tồn tại với ấn bản Sanskrit, phần lớn văn học Phật giáo Đại thừa được lưu giữ qua các bản dịch Hán cổ.
Nhiều Phật tử băn khoăn không biết nên lựa chép kinh nào, đó cũng là điều dễ hiểu. Bởi, kho tàng kinh điển Phật giáo quá đồ sộ. Do đó, chúng ta nên lựa chọn những kinh điển gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu… đặc biệt là những kinh điển mà mình thường đọc tụng.
Trong trường hợp chưa biết nên lựa chọn chép kinh nào, Phật tử có thể sử dụng các bản kinh trong Đại tạng kinh Việt Nam (bản cũ) hoặc Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (bản mới). Đó là nguồn tư liệu đáng tin cậy và có giá trị cao.
Chép kinh như thế nào?
Sau khi đã giải tỏa được nỗi lo về việc nên chép kinh nào, Phật tử bắt tay vào tiến hành chép kinh. Để chép kinh, chúng ta cần có thái độ cung kính, bởi đây là Pháp Bảo – một trong Tam Bảo của Phật giáo, có giá trị siêu việt, không thể khinh nhờn.
Nếu Phật tử khi muốn chép kinh, hãy giữ thân tâm thanh tịnh trước rồi hẵng đặt bút. Đồng thời, chúng ta nên hướng tâm từ bi về chúng sanh trong các cõi. Khi có tâm thành, hồng ân Tam Bảo, chư Phật – Pháp – Tăng mười phương ba đời, chư Thiên, hiền thánh… sẽ gia hộ cho chúng ta.
Bên cạnh đó, Phật tử cần tinh tấn sám hỗi các nghiệp tội trong quá khứ, đồng thời tích cực làm các việc lành để giúp đỡ chúng sanh. Bố thí, cúng dường, trì giới, thiền định… là các phương thức tu tập bổ trợ, góp phần giúp thân tâm an lạc, trí tuệ mở mang, công đức tăng trưởng.
Thiết nghĩ, Phật tử không nên quá nặng đặt vấn đề mình cần chép kinh nào. Bởi như đã trình bày, tác phẩm kinh điển nào của Phật giáo cũng đều hàm chứa những giá trị sâu sắc, giúp chúng ta có thể học hỏi và thực hành, đem đến an lạc trong cuộc sống.
Nơi thỉnh sổ tay chép kinh
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
————————————————
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan
# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao