Skip to content
Tâm Tự Tại
  • Trang chủ
  • Pháp sư Tịnh Không
  • Thích Trí Quảng
  • Thích Pháp Hòa
  • Tụng Niệm
  • Tổng hợp
  • Phim Phật
Tâm Tự Tại
  • Home » 
  • Kiến thức Phật Giáo » 
  • Sử dụng sách chép kinh như thế nào?

Sử dụng sách chép kinh như thế nào?

By tamtutai 11/01/2022 0 47 Views
Bia dieu can biet khi chep kinh cau binh an

Chép kinh là việc làm đáng quý, nhưng chắc hẳn không phải ai cũng nắm rõ cách sử dụng sách chép kinh như thế nào cho hợp lý. Làm thế nào để khi chép kinh, chúng ta thẩm thấu được lời dạy của Đức Phật, để từ đó áp dụng vào đời sống, xây dựng cuộc sống an lạc?

Giá trị của việc chép kinh

Chép kinh Phật là tự tay viết lại nội dung kinh điển ra giấy. Khi tụng kinh, nếu quyển kinh có quá nhiều nội dung, thì chúng ta có thể khó nhớ đầy đủ. Song, nếu chịu khó bỏ thời gian chép kinh, chúng ta sẽ có dịp đọc kỹ hơn từng câu chữ, từ đó hiểu rõ hơn lời Phật dạy.

Các loại sách chép kinh ra đời, mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng. Trước đây, chúng ta phải nhìn quyển kinh và chép lại quyển vở khác. Bây giờ, kinh điển đã được in sẵn những nét mờ, người sử dụng chỉ cần viết theo rất dễ dàng và sạch đẹp.

chep-kinh-nhu-the-nao-la-hop-ly
Chắc hẳn không phải ai cũng nắm rõ cách sử dụng sách chép kinh như thế nào cho hợp lý

Chép kinh Phật còn tạo duyên lành để đời sau chúng ta có cơ hội tiếp tục gặp lại kinh điển. Bởi, nhà Phật có câu: “Thân người khó được, Phật Pháp khó nghe”. Không phải ai cũng may mắn có được thân người, nhưng càng khó khăn hơn khi gặp được Phật pháp.

Mặc dù kỹ thuật in ấn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sự ra đời của Internet đã giúp con người tiếp cận giáo lý nhà Phật dễ hơn bao giờ hết. Tuy vậy, việc chép kinh Phật vẫn mang lại nhiều công đức lớn lao. Khi chép kinh là lúc chúng ta buông bỏ những muộn phiền của đời sống, toàn tâm toàn ý dõi theo từng lời dạy của Phật.

Công đức chép kinh

Vào thời Đường (Trung Quốc), có vị quan Lệnh Hồ Nguyên Quỹ ở huyện Ba Tây là người kính tin Phật pháp. Ông có ý muốn chép kinh, nhưng không thể tự kiểm duyệt lại những gì mình đã chép cho chính xác. Ông bèn nhờ đến vị thiền sư họ Kháng.

Kháng thiền sư trở về chùa, khiết tịnh đúng pháp, chú tâm thực hiện công việc này. Sau khi hoàn tất, ông bèn đưa kinh điển về Kỹ Châu để cất giữ. Một hôm nọ, hỏa hoạn xảy ra và cháy lan đến nơi cất giữ kinh, căn nhà bị lửa thiêu rụi gần hết.

su-dung-sach-chep-kinh
Khi sử dụng sách chép kinh, Phật tử cần giữ tâm ý chuyên chú vào việc biên chép

Các bạn có thể tham khảo thêm các mẫu chép kinh tại đây : Các mẫu chép kinh 

Khi ấy, mọi người liều mạng bới trong đống tro tàn, hy vọng tìm lại được kinh điển. Các quyển kinh vẫn còn nguyên không bị hư hại gì, màu sắc đẹp đẽ không thay đổi, mặc dù lớp bọc bên ngoài đã biến thành tro. Người trong làng xóm đều cho là chuyện lạ lùng.

Tuy nhiên, có một quyển kinh bị cháy đen ở hàng chữ tiêu đề. Khi hỏi lại, người ta mới biết rằng hàng chữ tiêu đề ấy do một vị quan có nét chữ đẹp đã viết. Tuy nhiên, do gấp rút nên ông ấy đã không giữ khiết tịnh mà cầm bút viết ngay. Bởi thế, dòng chữ này bị lửa đốt.

Tìm hiểu về sách chép kinh

Khi chép kinh, tùy theo truyền thống tu học của mỗi người mà Phật tử có thể lựa chọn những tác phẩm khác nhau. Mục đích của việc làm này là giúp con người hiểu rõ lời Phật dạy, vì thế chúng ta không nên quá câu nệ về hình thức, mà cần chú tâm sâu sắc vào nội dung lời kinh.

Chép kinh là một cách học hỏi giáo pháp và lưu giữ kinh điển. Ý nghĩa sâu xa của việc chép kinh Phật là ôn nhắc lại lời dạy của Thế Tôn, từ đó đưa vào áp dụng trong đời sống thực tiễn. Khi chép kinh, Phật tử cần kết hợp ba yếu tố: đọc hoặc nghe, suy nghĩ và thực hành (văn – tư – tu) thì sẽ có kết quả.

chep-kinh-phat-phap
Các loại sách chép kinh ra đời mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng 

Tham khảo thêm sách chép kinh tại đây : https://tamtutai.com/san-pham/san-pham-chep-kinh/

Khi sử dụng sách chép kinh, Phật tử cần giữ tâm ý chuyên chú vào việc biên chép, không nên nghĩ tưởng đến những chuyện thế tục. Chúng ta vừa cẩn trọng để viết chính xác từng câu từng chữ, vừa tập trung suy nghĩ để đào sâu ý nghĩa kinh văn. Nhờ vậy, trí tuệ của chúng ta được phát huy.

Ngoài ra, Phật tử có thể khuyến khích những người xung quanh tham gia biên chép kinh điển thông qua sách chép kinh. Khi đó, chúng ta đã truyền cảm hứng cho người thân và bạn bè, giúp họ tiếp cận giáo pháp, góp phần nhân rộng mầm thiện ra cộng đồng.

Thỉnh sổ chép kinh ở đâu?

Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY

Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.

————————————————

Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người

# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM

# – # : 037.685.2149

# : m.me/cusiphapan

# : https://tamtutai.com/

# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao

# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao

# : https://www.lazada.vn/shop/phap-an

# : https://tiki.vn/cua-hang/phap-an

Tags : Tags chép kinh   kinh Phật   pháp an   sách chép kinh   sổ chép kinh
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

Mua vở chép kinh sao cho hợp lý?

Next post

Vở chép tay kinh Địa Tạng

Cùng tác giả

Sử dụng sách chép kinh như thế nào?

Nghe kinh Báo hiếu phụ mẫu để làm gì?

Sử dụng sách chép kinh như thế nào?

Kinh cầu con là gì?

Sử dụng sách chép kinh như thế nào?

Ý nghĩa từ nghi thức tụng kinh Vu lan và Báo hiếu

Om Mani Padme Hum

[Audio] Om Mani Padme Hum Mantra 3 Hours – 3 TIẾNG Thần Chú Mật Tông Tây Tạng Án Ma Ni Bát Di Hồng

14/05/2025
Thần Chú Dược Sư - Tayatha Om Bekanze Bekanze - Medicine Buddha Mantra

[Audio] Thần Chú Dược Sư – Tayatha Om Bekanze Bekanze – Medicine Buddha Mantra

14/05/2025
Thần Chú Địa Tạng Vương Bồ Tát | Om Ha Ha Ha Win Sam Mo Ti So Ha

[Audio] Thần Chú Địa Tạng Vương Bồ Tát | Om Ha Ha Ha Win Sam Mo Ti So Ha

14/05/2025
Hanh trinh ve phuong dong

[Audio] Hành trình về Phương Đông

01/05/2025
Phat hoc pho thong

[Audio] Phật Học Phổ Thông – HT Thích Thiện Hoa

20/04/2025
Copyright © 2025 Tâm Tự Tại
Offcanvas
  • Trang chủ
  • Pháp sư Tịnh Không
  • Thích Trí Quảng
  • Thích Pháp Hòa
  • Tụng Niệm
  • Tổng hợp
  • Phim Phật