Skip to content
Tâm Tự Tại
  • Trang chủ
  • Pháp sư Tịnh Không
  • Thích Trí Quảng
  • Thích Pháp Hòa
  • Tụng Niệm
  • Tổng hợp
  • Phim Phật
Tâm Tự Tại
  • Home » 
  • Kiến thức Phật Giáo » 
  • Thỉnh vở chép kinh như thế nào?

Thỉnh vở chép kinh như thế nào?

By tamtutai 14/01/2022 0 43 Views
135793093 1607438882782454 7463288512079766559 n

Biên chép kinh điển mang lại nhiều lợi lạc rất lớn cho mình và cho người. Tuy nhiên, trước khi thỉnh vở chép kinh, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của công việc này, cũng như những lưu ý cần thiết khi biên chép, để có thể thực hiện một cách có hiệu quả.

Giá trị của việc chép kinh

Bên cạnh việc giữ giới, hành thiện, sám hối… Phật tử có thể dành thời gian chép kinh. Càng ý nghĩa hơn nếu chúng ta khuyến khích người thân và bạn bè cùng tham gia chép kinh cầu bình an cho các chúng sanh và toàn thế giới. Đó là việc làm mang lại nhiều lợi lạc.

Bởi vì, kinh điển là nơi ghi lại những lời dạy quý báu của Đức Phật, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, để người đời sau nương vào đó mà học hỏi và thực hành. Do đó, chép kinh là một trong những phương pháp để học hỏi Phật pháp, đồng thời nhờ vậy mà tăng trưởng công đức.

vo-chep-kinh-thinh-nhu-the-nao
Trước khi thỉnh vở chép kinh, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của công việc này

Khi bàn tay nắn nót từng con chữ, chúng ta được dịp đọc lại kỹ hơn và thẩm thấu sâu hơn những lời dạy cao quý của Đức Thế Tôn. Khi tâm hồn lắng đọng vào từng lời kinh, chúng ta có thể buông bỏ những ưu tư, phiền muộn, khổ đau… để chuyển hóa theo lời Phật dạy.

Công đức quý báu từ việc chép kinh sẽ giúp mỗi người chuyển hóa thân tâm. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể chép kinh cầu bình an cho ông bà, che mẹ, người thân, bạn bè… mong mỏi những điều tốt lành sẽ đến với họ trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta thỉnh vở chép kinh từ đâu?

Thỉnh vở chép kinh

Vở chép kinh được in sẵn những nét mờ, người sử dụng chỉ cần dùng bút để chép theo. Chúng ta không cần vừa nhìn một quyển kinh, vừa chép sang một quyển vở khác, mà kinh điển đã được in sẵn ở đây. Vở chép kinh là sản phẩm phù hợp để học hỏi, tu tập, biếu tặng…

Khi thỉnh vở chép kinh, Phật tử có thể lựa chọn nhiều tác phẩm kinh điển để biên chép tùy theo tâm nguyện của mình. Đơn giản nhất là chúng ta lựa chọn các kinh điển quen thuộc với tông môn, pháp phái, đạo tràng mà mình thường xuyên hành trì.

vo-chep-kinh-than-chu
Khi thỉnh vở chép kinh, Phật tử có thể lựa chọn nhiều tác phẩm kinh điển khác nhau

Y nghĩa quan trọng nhất của việc chép kinh là thấm sâu những lời dạy của Đức Phật. Do đó, Phật tử nên lựa chọn những bản kinh gần gũi với mình, để dễ thâm nhập vào từng ý pháp. Đồng thời, chúng ta cũng nên tránh lựa chọn những bản kinh quá cao siêu so với trình độ hiểu biết của mình.

Với những quyển vở chép kinh, Phật tử không chỉ có thể tìm hiểu về Phật Pháp, mà còn có cơ hội tìm về cảm giác bình yên sau những bộn bề cuộc sống. Thông qua việc chép kinh mỗi ngày, chúng ta sẽ có khoảng thời gian tịnh tâm trong xã hội xô bồ ngày nay.

Hướng dẫn cách chép kinh

Sau khi thỉnh vở chép kinh, Phật tử có thể phát tâm chép kinh theo nguyện vọng và khả năng của bản thân. Mỗi ngày chỉ cần dành chút thời gian chép dù chỉ một trang hay một biến thôi thì cũng đã có được công đức. Nếu có sự nỗ lực trong việc chép kinh, chắc hẳn quý Phật tử sẽ có được rất nhiều lợi ích.

Để chép kinh chúng ta cố gắng giữ thân trang nghiêm và tâm an định. Nhờ đó có thể thực hiện việc biên chép một từ tốn và chính xác, thể hiện sự nâng niu lời vàng cao quý. Khi chép, biết rõ mình đang chép đến đâu bằng cách: mắt nhìn, miệng đọc, tâm nghĩ và tay viết. Như vậy trong lúc chép, ba nghiệp thân miệng ý đều thanh tịnh.

phat-tu-co-the-phat-tam-thinh-vo-chep-kinh
Phật tử có thể phát tâm thỉnh vở chép kinh tùy theo nguyện vọng và khả năng của bản thân

Đức Phật dạy: “Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”. Có hiểu giáo pháp mới dễ dàng thực hành, có thực hành mới dễ dàng chia sẻ đến mọi người, từ đó đem lại lợi lạc cho xã hội. Nếu chúng ta chỉ chép kinh một cách máy móc mà không hiểu ý kinh, thì việc chép kinh không mang lại ý nghĩa lớn.

Do đó, chép kinh là việc làm được khuyến khích, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi vẫn chưa đủ. Biên chép kinh điển phải đi liền với việc hiểu rõ ý kinh và thực hành theo lời Phật dạy. Vì ý nghĩa chép kinh vẫn là tiến tới thực hành để mang lại lợi lạc cho bản thân, gia đình và xã hội.

Thỉnh sổ chép kinh ở đâu?

Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY

Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.

————————————————

Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người

# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM

# – # : 037.685.2149

# : m.me/cusiphapan

# : https://tamtutai.com/

# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao

# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao

# : https://www.lazada.vn/shop/phap-an

# : https://tiki.vn/cua-hang/phap-an

Tags : Tags chép kinh   kinh Phật   pháp an   sổ chép kinh   thỉnh vở chép kinh   Vở chép kinh
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Previous post

Tìm hiểu về sổ chép kinh

Next post

Mua vở chép kinh Địa Tạng ở đâu?

Cùng tác giả

Thỉnh vở chép kinh như thế nào?

Nghe kinh Báo hiếu phụ mẫu để làm gì?

Thỉnh vở chép kinh như thế nào?

Kinh cầu con là gì?

Thỉnh vở chép kinh như thế nào?

Ý nghĩa từ nghi thức tụng kinh Vu lan và Báo hiếu

Om Mani Padme Hum

[Audio] Om Mani Padme Hum Mantra 3 Hours – 3 TIẾNG Thần Chú Mật Tông Tây Tạng Án Ma Ni Bát Di Hồng

14/05/2025
Thần Chú Dược Sư - Tayatha Om Bekanze Bekanze - Medicine Buddha Mantra

[Audio] Thần Chú Dược Sư – Tayatha Om Bekanze Bekanze – Medicine Buddha Mantra

14/05/2025
Thần Chú Địa Tạng Vương Bồ Tát | Om Ha Ha Ha Win Sam Mo Ti So Ha

[Audio] Thần Chú Địa Tạng Vương Bồ Tát | Om Ha Ha Ha Win Sam Mo Ti So Ha

14/05/2025
Hanh trinh ve phuong dong

[Audio] Hành trình về Phương Đông

01/05/2025
Phat hoc pho thong

[Audio] Phật Học Phổ Thông – HT Thích Thiện Hoa

20/04/2025
Copyright © 2025 Tâm Tự Tại
Offcanvas
  • Trang chủ
  • Pháp sư Tịnh Không
  • Thích Trí Quảng
  • Thích Pháp Hòa
  • Tụng Niệm
  • Tổng hợp
  • Phim Phật