Chép kinh là một phương pháp tu học kinh điển, thư giãn đầu óc, chuyển hóa thân tâm… Do đó, Phật tử nên dành thời gian thực tập chép kinh mỗi ngày, với phương pháp đúng đắn, như thế chúng ta sẽ gặt hái được những lợi lạc và công đức lớn lao.
Tại sao cần phải chép kinh mỗi ngày?
Kinh điển là một bộ phận trong Tam tạng của Phật giáo (bao gồm kinh – luật – luận). Kinh là những tác phẩm ghi chép lại lời dạy của Đức Phật Thích Ca về giáo pháp mà Ngài đã chứng ngộ. Nhờ đó, các thế hệ hậu bối nương theo để học hỏi và tu tập.
Chép kinh là viết lại nội dung kinh Phật từ quyển kinh sang tập vở trắng. Công việc này nhằm giúp người biên chép có cơ hội ôn nhắc lại lời dạy của Đức Phật, từ đó đưa vào ứng dụng lời Phật dạy trong cuộc sống đồng thời tăng trưởng công đức cho bản thân.
Ngoài những ý nghĩa về giáo pháp, việc thực tập chép kinh mỗi ngày còn giúp Phật tử có khoảng thời gian thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc căng thẳng. Với sự chú tâm vào từng câu kinh, chúng ta có thể buông bỏ được những muộn phiền thế tục.
Gặp được kinh điển là điều đáng quý, có cơ hội nghiền ngẫm để hiểu sâu kinh điển lại càng đáng quý hơn nữa. Vì có hiểu rõ kinh điển, chúng ta mới có thể làm đúng những lời dạy của Đức Thế Tôn, nhằm đem lại hạnh phúc cho mình và mọi người.
Chép kinh mỗi ngày với kinh điển gì?
Kinh điển là nơi ghi lại những điều mà Đức Phật đã chứng ngộ và được Ngài dạy lại cho các đệ tử. Do đó, kinh điển hàm chứa những giá trị sâu sắc, hướng dẫn con người tu tập tiến đến giải thoát. Những người theo đạo Phật từ xưa đến nay, dù tại gia hay xuất gia, cũng đều dựa theo kinh Phật mà tu hành.
Do đó, Phật tử không nên quá đặt nặng vấn đề lựa chọn kinh điển gì để biên chép. Bởi vì, mỗi kinh điển đều đề cập những tư tưởng cần thiết cho lộ trình tu học của chúng ta. Mỗi bài kinh là một bài học vô giá mà chúng ta nên hiểu biết và hành trì.
Khi Phật tử phát tâm chép kinh mỗi ngày, chúng ta có thể lựa chọn những bài kinh quen thuộc, gần gũi, dễ hiểu… mà mình hay đọc tụng tại nhà hay ở chùa. Vì kinh điển càng gần gũi, chúng ta càng dễ dàng thâm nhập vào nghĩa lý kinh văn.
Trái lại, chúng ta nên tránh chọn lựa những kinh điển quá cao siêu, khi trình độ của mình chưa đạt đến. Phật tử có thể lựa chọn các bài kinh được ghi lại trong Đại tạng kinh Việt Nam là nguồn cung cấp đáng tin cậy, có giá trị, dễ thực hành…
Hướng dẫn chép kinh mỗi ngày hiệu quả
Vì những lý do trên, việc thực hành biên chép kinh Phật là một trong những phương pháp tu tập có giá trị. Khi chúng ta vừa biên chép, cũng là lúc chúng ta vừa đọc tụng, giúp hành giả thâm nhập giáo pháp và tiến bộ trên con đường tu tập.
Phật tử khi chép kinh mỗi ngày hãy dâng trọn lòng thành kính. Khi đó cũng là lúc chúng ta ngăn chặn những ác niệm khởi lên như tham lam, sân hận, si mê… Đừng quá vội vàng, nhưng cũng không nên tùy tiện, cứ thoải mái chép kinh thật từ tốn. Khi chú tâm vào lời kinh, chúng ta thư giãn toàn thân, buông hết ưu phiền.
Khi chép kinh, Phật tử cần thanh tịnh ba nghiệp là thân – khẩu – ý. Hãy thật trân trọng, nâng niu, cẩn thận khi chép từng trang kinh để tránh sai sót. Trong lúc đọc và viết, chúng ta kết hợp với tư duy để đào sâu và thấu đáo những ý pháp được trình bày trong kinh.
Nếu thực hiện việc chép kinh một cách đúng đắn, chắc hẳn chúng ta có thực hiện được một công việc hiệu quả, ý nghĩa, đúng chánh pháp. Do vậy, Phật tử nên tinh tấn chép kinh để giúp thân tâm an lạc, trí tuệ mở mang, công đức tăng trưởng.
Thỉnh sổ chép kinh ở đâu?
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
————————————————
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan
# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao