Để cầu siêu cho người mất, Phật tử có thể làm nhiều việc lành, trong đó có chép kinh cầu siêu. Chép kinh không chỉ giúp hồi hướng công đức cho người thân, mà còn giúp chính người biên chép sẽ có cơ hội học hỏi giáo pháp cao quý của Đức Phật.
Cầu siêu là gì?
Theo quan niệm của Phật giáo, có sáu cõi luân hồi trong Dục giới gồm: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, a tu la, trời. Chúng sinh trong các cõi luân hồi đều không thoát khỏi quy luật vô thường, cũng bị chi phối bởi sinh, già, bệnh, chết. Nhưng cái chết không phải là hết, mà chỉ là sự trung gian giữa đời sống này và đời sống tiếp theo.
Những người lúc sống đã tạo các nghiệp lành thì được sinh về cảnh giới lành, nếu tạo các nghiệp ác thì bị đọa vào các cảnh giới ác. Ba đường ác phải chịu đau khổ nhất là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Cầu có nghĩa là cầu nguyện, siêu có nghĩa là siêu thoát. Cầu siêu có nghĩa là cầu nguyện để ông bà, cha mẹ, họ hàng, người thân… nếu đang lưu lạc trong cảnh giác ác thì sẽ được nhẹ nhàng siêu thoát, giải phóng khỏi khổ đau, sinh về cảnh giới thiện.
Đọc tụng hay biên chép kinh cầu siêu là một phương pháp góp phần giúp người chết được thanh thản, người sống được nhẹ nhàng. Đồng thời, nó còn một nghĩa cử tốt đẹp của thế hệ con cháu tưởng nhớ đến ân đức của tổ tiên.
Ý nghĩa của việc chép kinh cầu siêu
Khi gia đình có người qua đời, Phật tử thực hành giáo pháp và tích lũy công đức, để có thể hồi hướng cho người mất được siêu độ. Các Phật tử có lòng hiếu thảo có thể nguyện cầu cho ông bà, cha mẹ, họ hàng… của mình. Những hành động ấy cũng được xem là báo hiếu khi người thân không còn sống ở đời.
Có nhiều việc lành để chúng ta thực hiện, trong đó có chép kinh cầu siêu. Khi chép kinh, trước hết chúng ta nương Pháp Bảo cao quý để hướng về người thân đã mất.
Khi Phật tử là con cháu của người quá cố, chúng ta có liên hệ huyết thống và sự kết nối với tâm thức với họ. Do đó, nếu chúng ta trì tụng hay biên chép kinh cầu siêu với tâm chí thành, sẽ tạo nên nguồn năng lượng an lành. Bởi, trì tụng hay biên chép kinh điển đều mang lại công đức lớn lao.
Nương công đức lớn lao tích lũy từ việc trì tụng hoặc biên chép kinh điển, Phật tử hồi hướng sức mạnh an lành ấy tới ông bà, cha mẹ, người thân… của chúng ta.
Chép kinh cầu siêu như thế nào?
Từ lâu, các chùa Việt Nam thực hành nghi lễ cầu siêu với những bản kinh quen thuộc. Phật tử có thể chọn những kinh có nội dung về cầu siêu, nhưng cũng có thể chọn những kinh điển chứa đựng các ý pháp cao quý để chép kinh, từ đó có thể thấu rõ hơn về giáo pháp nhà Phật.
Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh cầu siêu trước tiên phải đọc kỹ rồi sau đó mới nắn nót viết lời kinh, chữ viết phải rõ ràng.
Muốn được vậy, người chép kinh cầu siêu phải toàn tâm toàn ý với công việc. Đây cũng là cơ sở cho sự hình thành phước báu để hồi hướng cho người mất. Đồng thời, nhờ chép kinh mà chính người chép cũng được chuyển hóa ba nghiệp, thân tâm trở nên an ổn.
Tất nhiên, đạo lý ở đời thì “nhân nào quả ấy” và muốn cải thiện những điều xấu ác đã làm chỉ còn cách là tích cực làm thêm những điều lành. Chép kinh là một trong những điều lành ấy.
Thỉnh sổ chép kinh cầu siêu ở đâu?
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh cầu siêu do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
————————————————
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan
# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao