Kinh điển là những lời dạy cao quý của Đức Phật. Do vậy, việc chép kinh Phật không chỉ góp phần giữ gìn và truyền bá chánh pháp, mà còn đem lại lợi lạc cho mình và cho người. Nếu đủ điều kiện thuận lợi, Phật tử dành thời gian để tinh tấn chép kinh, thông qua đó hiểu sâu lời dạy của Thế Tôn và áp dụng vào đời sống hằng ngày.
Những thế hệ tiền bối chép kinh Phật
Buổi đầu, để kinh điển được gìn giữ và lưu truyền một cách dễ dàng, chư vị Tổ sư tiền bối đã dốc hết công sức chép kinh Phật lên lá buông. Sau khi giấy được phát minh, chư vị tiếp tục chép kinh Phật lên giấy. Từ đó, những trang kinh được lan tỏa đi khắp nơi, lời Phật dạy được phổ biến đến mọi người.
Giai thoại xưa còn kể rằng, để mang được kinh điển Phật giáo đến các quốc gia chưa ủng hộ Phật giáo, các bậc thầy tổ đã gặp muôn vàn khó khăn. Chẳng hạn, có người phải xẻ thịt bắp vế để giấu kinh vào, rồi băng bó lại như đang bị thương, nhờ vậy mới mang kinh điển đi được.
Ngày nay, Phật tử thực hành chép kinh Phật ngoài ý nghĩa học tập giáo pháp, còn nhằm ôn lại công đức của chư vị tổ thầy ngày xưa đã không quản ngại khó khăn để lưu truyền kinh điển. Mỗi dòng chữ, mỗi trang giấy được chép càng khiến chúng ta trân trọng hơn khi được tiếp cận giáo pháp của Thế Tôn.
Lợi ích của việc chép kinh Phật
Chép kinh Phật là tự tay viết lại nội dung quyển kinh sang giấy. Có người chép kinh Phật vì mục đích cầu an hay cầu siêu cho người thân, hồi hướng công đức cho đối tượng cụ thể, cầu nguyện điều gì đó cho bản thân, hoặc sám hối lỗi lầm đã gây ra… Dĩ nhiên tất cả những lý do ấy đều chính đáng và đáng trân trọng.
Tuy nhiên, giá trị sâu xa của việc chép kinh Phật là ôn nhắc lại lời dạy của Thế Tôn, từ đó đưa vào áp dụng trong đời sống thực tiễn. Khi tụng kinh, nếu quyển kinh có quá nhiều nội dung, thì chúng ta có thể khó nhớ đầy đủ. Song, nếu chịu khó bỏ thời gian chép kinh, chúng ta sẽ có dịp đọc kỹ hơn từng câu chữ, từ đó hiểu rõ hơn lời Phật dạy.
Ngoài ra, chép kinh Phật còn tạo duyên lành để đời sau chúng ta có cơ hội tiếp tục gặp lại kinh điển. Bởi, nhà Phật có câu: “Thân người khó được, Phật Pháp khó nghe”. Không phải ai cũng may mắn có được thân người, nhưng càng khó khăn hơn khi gặp được Phật pháp.
Những điều cần nhớ khi chép kinh Phật
Khi chép kinh Phật, Phật tử nên lựa chọn những kinh điển gần gũi với mình. Đó có thể là những kinh điển mà mình thường xuyên trì trụng tại nhà, hoặc tại các đạo tràng mà mình hay tham dự, hay kinh điển truyền thống của hệ phái mà mình đang tu học. Kinh điển càng gần gũi, chúng ta càng dễ thâm nhập vào ý nghĩa của tác phẩm.
Ngày nay, kỹ thuật in ấn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sự ra đời của Internet đã giúp con người tiếp cận giáo lý nhà Phật dễ hơn bao giờ hết. Tuy vậy, việc chép kinh Phật vẫn mang lại nhiều ý nghĩa lớn lao. Khi chép kinh là lúc chúng ta buông bỏ những muộn phiền của đời sống, toàn tâm toàn ý dõi theo từng lời dạy của Phật.
Pháp Bảo vốn cao quý, nhưng càng cao quý hơn nếu chúng ta biết trân trọng, giữ gìn, truyền bá cho nhiều người. Đặc biệt, người thân, người quen, bạn bè… là những đối tượng đã có nhân duyên lớn với mình, do đó hãy tạo điều kiện giúp họ tiếp cận với giáo pháp của Đức Thế Tôn qua những trang kinh.
Thỉnh sổ chép kinh Phật ở đâu?
Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY
Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.
————————————————
Pháp An – Lan tỏa Phật pháp đến mọi người
# : 521/53 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10, TP.HCM
# : m.me/cusiphapan
# : https://www.instagram.com/phapan.hoihoaphatgiao
# : https://shopee.vn/phapanhoihoaphatgiao